Sức mạnh của ngôn từ trong quảng cáo tiếp thị

Trung bình mỗi ngày chúng ta tiếp nhận khoảng 300-400 thông điệp quảng cáo, tiếp thị hàng ngày bao gồm báo, tạp chí, đèn LED, email, inbox, vô tuyến, đài phát thanh, tờ rơi… Vậy làm sao để những thông điệp quảng cáo truyền thông của bạn gây ẤN TƯỢNG với những người tiếp nhận? Ở bài viết này chỉ đề cập đến Social Media (Truyền thông mạng xã hội, mà cụ thể là kênh Facebook )

Thực tế ai cũng biết những từ ngữ mà bạn sử dụng trong tiếp thị có thể sẽ thu hút khách hàng hoặc có thể đẩy họ ra xa bạn hơn

Có thể bạn không tin nhưng ngôn từ có thể thay đổi cả thế giới của bạn. Đơn giản lấy ví dụ như đi kí hợp đồng, vài lời nói vô ý của bạn có thể làm bạn mất đi hợp đồng đó. Các thương hiệu lớn trên thế giới và ở Việt Nam, thông điệp truyền thông của họ rất trau chuốt về ngôn từ.

Việc bạn nên làm trong content marketing là gì?

1. Sử dụng các con số trong ngôn từ

  • Người bán hàng, nhà tiếp thị cần phải biết nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ các con số để tăng tính thuyết phục
  • Hơn ba phần tư…
  • Hơn hai trong số ba…
  • Gần tám trong số mười…
  • Chưa đầy một nửa
  • Dưới ba phần tư

2. Lựa chọn những từ có ý nghĩa tích cực

Bạn có thể lựa chọn những từ ngữ có ý nghĩa tích cực để giúp khách hàng tiềm năng cảm thấy yên tâm, tin tưởng và vui vẻ hơn khi tiếp nhận sản phẩm của bạn. Từ ngữ mà bạn lựa chọn sẽ giúp cho tâm trí họ theo dõi những gì bạn nói, bạn thể hiện. Khi chúng ta đang có tâm trạng tích cực, chúng ta không nên đặt quá nhiều câu hỏi. Câu khẳng định bao giờ cũng tạo ra tâm lý thoải mái và tăng độ TRUST

3. Lựa chọn từ ngữ tạo cảm xúc

Khi bạn xây dựng nội dung, viết bài quảng cáo tiếp thị cần cân nhắc tác động của từ, cụm từ. Có nhiều từ dễ gây xúc động và biểu thị những ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Khó để tìm ra ngôn từ chung nhất cho tất cả mọi người. Vì thế cần tránh những từ nhất định mặc dù nó có ý nghĩa tích cực. Thay vào đó sử dụng từ ngữ mơ hồ hơn để họ tự hiểu theo cách của họ.

4. Sử dụng “từ ngữ của loài chồn”

Nghĩa là những từ ngữ làm cho người đọc không biết chính xác nó như nào. Ví dụ: Có thể, có lẽ, lên đến, gần như, khoảng…

5. Sử dụng từ ngữ gây sự chú ý

Hệ thống từ vựng tiếng Việt rất phong phú, vì vậy hãy dành chút thời gian lựa chọn cho mình từ thích hợp nhất.

Ví dụ:

  • Giá chỉ còn một nửa
  • Mua một – tặng một
  • Giảm giá 50%

Cả 3 cụm từ trên đều có chung nội dung nhưng dám đảm bảo cụm từ thứ 2 có hiệu quả cao nhất.

Một vài lưu ý nhỏ

  • Không sử dụng biệt ngữ hoặc thuật ngữ kỹ thuật: Trừ khi bạn chắc chắn ai đọc cũng hiểu
  • Không sử dụng từ tục tĩu và tiếng lóng: Bởi nó sẽ làm tổn thương người đọc
  • Ngôn từ đơn giản, dễ hiểu
  • Sử dụng câu có động từ: Dạng call to action ấy ạ
  • Nhấn mạnh thêm: Hãy đánh vào cảm xúc của người dùng, đánh vào chính những điều mà họ quan tâm, chính những người mà họ đang quan tâm

Nguồn CongdongiSocial
Theo Le.H

Comments

So empty here ... leave a comment!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Sidebar