Tứ Diệu Đế

Tứ Diệu Đế là cơ sở của Phật Pháp

Tứ Diệu Đế hay còn gọi là Tứ Thánh Đế (zh. 四聖諦), là bốn chân lí cao cả, là gốc cơ bản của Phật giáo. Tứ Diệu Đế là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích-ca Mâu-ni, và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển pháp luân.
Thực chất Tứ Diệu Đế là một phương pháp đủ cả hai “lý thuyết và thực hành”, đưa hành giả tới giác ngộ giải thoát. Tứ Diệu Đế đòi hỏi có sự tu tập thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Hiện nay giáo lý Tứ Diệu Đế là cốt lõi quan trọng nhất đã được tất cả các Tông phái công nhận như là điểm chung đồng và thuần túy nhất của đạo Phật.
Thông suốt được những điểm giáo lý này có thể được xem như đã thâm nhập toàn bộ con đường giác ngộ giải thoát của Ðức Phật.

Nội dung

Tứ Diệu Đế bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế

Khổ đế: sự xuất hiện của đau khổ

Đau khổ ở đây bao gồm tất cả những cảm giác và kinh nghiệm không vừa ý – cả về vật chất (gãy tay, thất nghiệp, cháy nhà, phá sản) và về tinh thần (ảo tưởng, chán nản, lo lắng, thương tiếc). Tất cả đau khổ có sự khởi đầu và kết thúc, chúng phát sinh rồi lại biến đi – hay nói ngắn gọn, chúng là vô thường

Tập đế: nguyên nhân của đau khổ là “sự bám víu”, “sự quyến luyến” hay “lòng tham”

Đây là những ham muốn phát sinh trong khi các giác quan của chúng ta tiếp xúc với sự vật hay tư tưởng.

Theo quan điểm của đạo Phật, cơ thể chúng ta có sáu giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân (giác quan cho việc đụng chạm) và ý. Một lòng tham hay mong ước to lớn là có được một cuộc sống không già, bệnh và chết, hoặc có đầy đủ vật chất để “cải thiện” cuộc sống của chúng ta. Nhận thức rằng sự bám víu vào bất kì ý tưởng hay sự vật nào đều gây nên đau khổ là trọng tâm của chân lý này.

Diệt đế: sự giải thoát khỏi đau khổ

Chúng ta có thể vượt thoát khỏi sự vô minh (đau khổ nói trên) bằng cách nhận ra rằng (mặc dù) chúng ta không thể dừng vòng luân hồi lại (hay trốn tránh tuổi già, đau ốm, bệnh tật và cái chết) nhưng chúng ta có thể không đi theo những vọng tưởng vốn chỉ mang lại đau khổ nữa. Chúng ta có thể làm được điều đó bằng cách nhận ra rằng việc tích lũy vật chất và tìm kiếm của cải (những điều với thời gian luôn đòi hỏi sự bảo vệ, sửa chữa hay phục hồi…) là chẳng có ích lợi gì đối với cuộc sống tinh thần của chúng ta. Theo quan điểm của đạo Phật, cả việc bám víu vào những đau khổ mà chúng ta đang chịu đựng lẫn việc giải thoát của chúng ta ra khỏi vòng luân hồi của ham muốn đều là kết quả của những ý nghĩ và hành động của chính chúng ta. Chúng ta có thể thay đổi hành động (sai lầm) của mình khi chúng ta hiểu rõ những quyến luyến mà chúng tạo ra bằng cách đề cao giáo lý về Nghiệp và luật Nhân quả.

Đạo đế: đơn thuốc

Trong Tứ Diệu Đế của Đức Phật có chỉ ra con đường thoát khỏi đau khổ và ham muốn: Bát Chánh Đạo. Nếu chúng ta áp dụng đơn thuốc này trong mọi khía cạnh của đời sống bản thân mình, thì theo Đức Phật đó chính là con đường thoát khổ. Con đường bao gồm Tám nguyên tắc đạo đức. Đây là những điểm then chốt trong tư tưởng đạo Phật và cả trong sự xem xét lại các tư tưởng của doanh nghiệp phương Tây mà tôi đang khuyến khích. Bát Chánh Đạo bao gồm:

  • Chánh kiến
  • Chánh tư duy
  • Chánh ngữ
  • Chánh nghiệp
  • Chánh mạng
  • Chánh tinh tấn
  • Chánh niệm
  • Chánh định

Nguồn: Wiki và sách “Kinh doanh và Đức Phật”

 

Comments

So empty here ... leave a comment!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Sidebar