Kinh Doanh và Đức Phật

Trích dẫn sách “Kinh doanh và Đức Phật”

Đạo Phật gợi ý rằng các tổ chức kinh doanh của chúng ta nên có một thái độ khác khi xem xét Tầm nhìn, Nhiệm vụ và Mục tiêu của mình. Điều này cần bắt đầu với các cổ đông lớn của các tổ chức. Những người này nên bàn bạc về vấn đề “Ngoài lợi nhuận còn có những nghĩa vụ kinh doanh nào?” Cuộc thảo luận sau đó có thể liên quan đến những vấn đề như:

  • Có gì sai lầm – phi đạo đức, trái luân lý, hay gây tổn hại trong những gì chúng ta đang làm không?
  • Những gì xảy ra trong cộng đồng của chúng ta và trong các cộng đồng khác, cùng những phản ứng của chúng ta với những vấn đề đó có phải là một phần của nhiệm vụ kinh doanh của chúng ta hay không? Chúng ta có đang tiến hành một công cuộc kinh doanh giúp đỡ con người và cộng đồng hay không?
  • Nếu chúng ta liên quan đến những vấn đề trên thì điều đó sẽ không có nghĩa là chúng ta cần tổ chức một nhóm vận động hành lang xã hội có hiệu quả, kể cả công đoàn hay không? Liệu sau đó các chương trình nghị sự của chúng ta, dù chỉ là một phần nhỏ, sẽ nằm trong tay những người không được công ty chúng ta thuê hay không?

Ngoài động cơ lợi nhuận, các doanh nhân cũng phải đối mặt với câu hỏi: “Chúng ta có chịu trách nhiệm trước những người mua hàng hóa, dịch vụ của chúng ta, và việc sử dụng chúng hay không?”. Theo những lời dạy của Đức Phật, chúng ta chịu trách nhiệm về tất cả mọi hành động của mình. Nếu sản phẩm mà chúng ta làm ra có thể được sử dụng để gây hại cho người khác, chúng ta phải chịu trách nhiệm vì đã đưa chúng vào thị trường, ngay cả khi những đối thủ của chúng ta cũng có những sản phẩm tương tự trên thị trường.

Comments

So empty here ... leave a comment!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Sidebar